Máy quang phổ NanoDrop là gì?
Máy quang phổ NanoDrop là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong phòng thí nghiệm, cho phép bạn sác định nồng độ và độ tinh sạch của nucleic acid chỉ với một lượng mẫu rất nhỏ (1-2 μL). Để đạt được kết quả chính xác và nhất quán, dưới đây là 8 mẹo mà bạn cần lưu ý khi sử dụng thiết bị này.
Những lưu ý khi sử dụng máy quang phổ NanoDrop
Luôn Làm Sạch Bệ Trước Khi Sử Dụng
Trước và sau mỗi lần sử dụng máy quang phổ NanoDrop, bạn nên làm sạch bệ để đảm bảo không còn sót lại bất kỳ lượng mẫu dư thừa hay bụi bận làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Hãy dùng pipet nạp 2 μL nước cất lên bệ dưới, sau đó đóng cánh tay trên và để yên trong ít nhất 1 phút. Sau đó, lau sạch cả hai bệ bằng khăn giấy không bụi để đảm bảo bề mặt sạch hoàn toàn.
Quy trình vệ sinh thiết bị NanoDrop
Luôn Đo Blank
Sau khi thực hiện bước đo blank, hãy dùng cùng dung dịch đó đo lại như mẫu thật để kiểm tra chất lượng của blank và đảm bảo rằng không có tín hiệu lạ xuất hiện. Nếu có, bạn nên làm sạch lại thiết bị và tiến hành đo blank một lần nữa trước khi đo mẫu thực tế, đảm bảo kết quả khi đo mẫu sẽ chính xác và không bị nhiễu.
Kiểm Tra Bong Bóng Khí
Với thể tích mẫu chỉ 1 μL, bất kỳ bọt khí nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo của bạn. Hãy cẩn thận khi pipet mẫu, đảm bảo rằng mẫu được đặt đúng vị trí trung tâm của bệ. Khi hạ cánh tay bệ, hãy thực hiện từ từ để tránh tạo ra bong bóng.
Trộn kĩ mẫu trước khi đo
Đây là một bước rất quan trọng, đặc biệt với các trường hợp đo mẫu sau khi lấy từ tủ đông bảo quản mẫu hoặc khi vừa pha loãng mẫu xong. Chúng ta nên dùng pipet phối trộn nhiều lần hoặc vortex và spindown nhanh khi mẫu vừa rã đông để đảm bảo sự đồng nhất bên trong ống mẫu và kết quả đo sẽ luôn chính xác với độ tin cậy và độ lặp lại cao.
Blank Lại Mỗi 30 Phút
Khi đo một lượng mẫu lớn trong thời gian dài, thiết bị sẽ nhắc bạn blank lại mỗi 30 phút. Hãy tuân theo hướng dẫn này để duy trì tính nhất quán và độ chính xác cho tất cả các mẫu.
Đo lặp lại 2 lần trên cùng 1 mẫu
Do NanoDrop sử dụng một lượng mẫu rất nhỏ, việc đo lặp lại 2 lần sẽ giúp xác minh kết quả. Nếu kết quả không khớp, hãy kiểm tra thiết bị, loại bỏ bong bóng khí. Ngoài ra, hãy luôn đảm bảo mẫu đồng nhất bằng cách phối trộn bằng pipet hoặc vortex và spindown nhanh.
Cẩn thận với các mẫu có nồng độ quá thấp
Mặc dù NanoDrop nổi bật với khoảng đo rộng và độ nhạy tốt, nhưng với các mẫu có nồng độ quá thấp bạn nên phối trộn đều ống mẫu bằng pipet hoặc vortex nhanh trước khi tiến hành đo để đảm bảo tính đồng nhất bên trong ống mẫu. Trong trường hợp nồng độ thấp hơn cả khoảng đo thiết bị, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác như qPCR hoặc Qubit.
Khoảng đo nồng độ dsDNA của 4 dòng sản phẩm NanoDrop One/OneC, NanoDrop Lite Plus và NanoDrop Eight
Luôn ghi lại kết quả của bạn sau các lần đo
Mặc dù các thiết bị máy quang phổ NanoDrop đều hỗ trợ cổng kết nối USB để cho phép người dùng xuất kết quả sau khi đo, nhưng có thêm 1 bản ghi tay cũng là một cách để đảm bảo rằng bạn sẽ luôn có một bản dự phòng dù bất kể trường hợp nào xảy ra đi nữa. Các chỉ số cần ghi nhận bao gồm: nồng độ, tỷ số 260/280, tỷ số 260/230.
------------
GENESMART CO., LTD | Phân phối ủy quyền 10X Genomics, Altona, Biosigma, Hamilton, IT-IS (Novacyt), Norgen Biotek, Rainin tại Việt Nam.